Sa Pa là một thị trấn nhỏ nằm ở phía Bắc của Việt Nam,mảnh đất nhỏ này vỗn dĩ nổi tiếng về du lịch đã thu hút đươc rất nhiều du khách từ trọng và ngài nước đến với Sa Pa,họ đến không chỉ vì mục đích tận hưởng một kì nghỉ lí thú mà còn tìm hiểu về phong tục tập quá,lỗi sống,tài nguyên thiên nhiên,,,Hôm nay tôi xin chia sẻ với mọi người về một điểm rất nổi của Sa Pa mà đã được rất nhiều du khách quan tâm và tìm đến với nó đó là “Chợ Tình Sa Pa.”
Khính thưa quý khách chợ tình Sa Pa có rất nhiều điều thú vị,chắc hẳng các bạn sẽ tò mò về cái tên của nó là gì mà sao người ta lại gọi nó như vậy? Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao và được diễn ra ở ngay trung tâm Sân Quần Sa Pa.
Chợ tình Sapa – một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước khi tham gia tour du lịch Sapa. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Ðây là chợ của người H’Mông.
Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn choàng và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo.Cái độc đáo của chợ tình Sa Pa là những chàng trai, cô gái H’Mông đến đây để tìm bạn tình. Con trai thổi khèn lá tìm bạn gái, nếu con gái ưng thì đến gần, con trai thổi tiếp, con gái thật ưng cái bụng thì con trai dắt con gái đi tâm sự ở ven sườn đồi hoặc một nơi nào đó. Ở đó chỉ có đất, trời và tình yêu họ dành cho nhau bằng những lời thề non hẹn biển.
Để giup các bạn hiểu rõ hơn về chợ tình Sa Pa sâu và phong tục kéo vợ của người dân tộc H”Mông sau đây hãy cùng mình đi gặp bố mình để tìm hiểu kỹ về nó nhé, vì bạn thân mình là những người trẻ nên không biết gì nhiều về phong tục tập quá .Đây là một cuộc trò chuyện thực tiễn mình đã hỏi Bố mình về thời còn trẻ bố mình đi đến chợ tình Sa Pa và đã kéo vợ như thế nào ,thì mời các bạn cùng khám phá nhé.
-A Sinh: Bố ơi con muốn hỏi chút về trợ tình Sa Pa và phong tục kéo vợ của dân tộc mình bố rảnh không ạ
-Bố: Ừm con trai con muốn nghe gì về trợ tình
-A Sinh: Trước còn trẻ bố đi trợ tình như thế nào mà lại kéo được mẹ vậy?
-Bố: Trước bố đi chợ khổ và xa lắm,con đã biết nhà mình ở xa thị trấn 20 km (xã Sử Pán) thì đi như sẽ như thế nào rồi đấy.Buổi sáng phải dạy sớm lúc 4 giờ nấu sáng rồi 5 giờ khởi hành đi dắt theo con ngựa nhà để buộc hành hóa trao đổi buôn bán trên lưng ngựa cùng với một chiếc đèn pin một cái đài cassette nhỏ,một cái khèn,một cái sáo tre với bộ trang phụ người H’Mong ,khi đi đến Sa Pa là lúc 3 giờ chiều vì thời bố đường phải vượt sông leo núi không như bây giờ các con được đi xe đâu ,đường khó đi hơn bây giờ nhiều
-A Sinh: Thế bố đã có một buổi tối đi chợ tình Sa Pa như thế nào ạ ?.
– Bố : Khi đó bố cùng máy bạn của bố vào trợ tình ,thời đó thì rất đông người và vui lắm. Bố đã rút cái khèn ra để thổi,thổi quay đi quay lại 3 vòng trong sân thì tự nhiên nghe thấy mẹ con đang hát cùng với giọng thiếc tha say đắm lòng người. Bố liền bỏi khèn và đi gần đến giọng hát đó.
-A Sinh: Thế bố đã tán mẹ như thế nào ạ?
-Bố: Bố không nghờ rằng chỉ qua một khoảng thời gian nhỏ bố tham gia vào hát cùng mẹ con thôi mà hai người đã có sự hiểu nhau.Sau đó bố đưa mẹ con ra ngày công viên Sa Pa rồi hai tỏ tình lãng mạn,bố đã rút ra cây sáo trúc của bố thổi những âm thanh nòng nàng ,bay bỏng ,được một lúc tự nhiên nước mắt mẹ con rơi đồng đều,mẹ con đã tịch vai vào ngực bố (bố tôi vừa kể vừa cười hjhj)
-A Sinh: Thế tại sao tình cảm của ba mẹ đẹp thế mà bố không dẫn mẹ về nhà mình thôi mà bố lại chọn kéo về ạ?
-Bố : Bố tôi nghe xong câu hỏi của tôi bố cười.Bởi vì thời đó ai ai cũng kéo vợ nên bố cũng thế.Ngay buổi thứ bảy tuần sau bố đã gọi bạn bề và các thành viên trong gia đình chuẩn bị để kéo mẹ con về nhà.Ngaỳ tối hôm đó bố đã kéo được mẹ con về đến nhà(thời đấy ngây ngô lắm bố chỉ 19 còn mẹ con 15 tuôi thôi,bố tôi cười cười)
-A Sinh: Tôi hỏi bố tôi một các điên dồ”thế,,,Bố ơi! Hình như là dân tộc mình khi kéo vợ về ở cùng gia đình 3 ngày,sau 3 ngày nếu người con gái không đồng ý thì ??? cái gì mà sẽ uống chém rượu rồi hai người làm bạn gì đấy đúng không ạ?
-Bố: Bố tôi mỉm cười “hơ hơ hơ”.Đúng rồi con trai.Theo phong tục kéo vợ của dân tộc mình là như vậy.Ngay sau khi mà kéo vợ về đến nhà thì bên con trai phải thông báo về ngay bên nhà gái để họ đến nói chuyện cùng bên nhà trai,và sẽ cho người con gái sống thử bên nhà con trai trong 3 ngày (con lưu ý là không phải sống thử như bọn trẻ bây giờ đâu nha bố tôi cười cười).
-A Sinh: Thế sống thử như thế nào ạ,chắc vẫn là sống thư thôi chứ ạ!
-Bố: Bố tôi cười ha ha rồi xoa đầu tôi.Nó không như kiểu con nghĩ đâu,như thế này nhé con trai! Sau khi người con gái bị kéo về đến nhà ở với gia đình nhà trai 3 ngày ,và trong ba ngày đó người bên nhà trai phải có một người cùng giới với cô gái đó,có thể là người em hoặc chị của bên nhà trai ở cùng sinh hoặt cùng và xem,chăm lo cho người con gái đó trong 3 ngày.
-A Sinh: Thế nếu người con gái đó không đồng ý thì sao ạ ?
-Bố: Nếu không đồng ý thì bên nhà gái sẽ đến bên nhà trai để chứng kiến 2 người uống chém rượi rồi làm bạn tốt thôi con trai ạ!
-A Sinh: Thế nếu mà con gái đồng ý thì mình sẽ phải làm gì tiếp bố.
-Bố: Nếu người con gái đồng ý thì bên nhà trai và nhà gái sẽ chọn một ngày tốt để tổ chức đám cưới
Người H’Mông có phong tục rất lạ là khi con gái đã lấy chồng, cứ đến phiên chợ tình là vợ đưa chồng đến chợ. Chồng sẽ hòa vào những người bạn trai khác thổi khèn (chỉ thổi những bài dành cho người có vợ rồi) và uống rượu sán lùng. Người vợ múa hát (chỉ múa hát những bài dành cho người đã có chồng, và múa với những người đàn ông đã có vợ, không kể chồng mình). Khi người chồng uống rượu, người vợ ngồi bên rót rượu và khuyến khích chồng uống càng nhiều càng tốt, vì như thế mới chứng tỏ chồng mình nhiều bạn bè. Khi chồng uống say “không biết đường về”, người vợ bế chồng vắt lên lưng ngựa và đưa về nhà.
Nếu giữa đường chồng nôn mửa, người vợ đặt chồng xuống giữa đường và chăm sóc cho chồng, khi nào chồng tỉnh thì mới về nhà. Trước khi đi, người vợ chuẩn bị nhiều đồ như thịt lợn, gạo, ngô để đổi lấy rượu. Nếu dệt được quần áo thổ cẩm thì mang theo để đổi lấy bạc trắng.
Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người H”Mông trong trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run.Rồi màn đêm xuống. Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít kia là những âm thành mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm. Phong tục của người H”Mông không ngăn cản người đã có vợ có chồng đi tìm bạn tình. Con gái 13, 14 tuổi đi theo các chị để làm quen. Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, mở cassette cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh rồi tặng quà kỷ niệm. Cô gái không ưng thì bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại. Ðộng tác này gọi là “kéo”, một biểu hiện đặc trưng cho sự tỏ tình quyết liệt. Cho tới lúc “chấm” được một chàng, cô gái dúi vào tay người đó một vật đính ước. Vật đính ước ấy có thể là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay chiếc lược… Thế là đám đông ồ lên, tản ra. Cô gái quay về với các bạn gái. Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại 2, 3 cô bạn đưa cô gái này đến “gửi gắm” cho người đàn ông cô đã chọn. Rồi đôi bạn tình đưa nhau tới đâu chỉ có rặng Samu xào xạc kia mới biếhjhj,,,
Chợ tình Sa Pa, thường thấy những cô gái H’Mông cầm vòng bằng thổ cẩm, nếu “ưng” người nào, sẽ chủ động buộc vào cổ tay người ấy. Người nào may mắn được buộc nghĩa là được làm người thân của gia đình. Nếu thiếu nữ buộc vào cổ tay con trai nghĩa là “Yêu nhau tôi buộc cổ tay, tôi dành trọn tình yêu cho anh, anh đừng đi theo người khác nữa”. Chiếc vòng ấy còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, nếu được thầy mo buộc cho ai thì không con ma nào làm tội người đó được.
Trước đây, chiếc vòng chỉ có mấy sợi chỉ xanh đỏ, nhưng nay họ làm to bản hơn. Chiếc vòng ấy, con gái H’Mông không chỉ tặng cho người mình yêu mà còn tặng cho cả khách du lịch nữa. Họ cho rằng, tặng cho khách du lịch, khách sẽ nhớ người H’Mông, khách sẽ đến chợ tình và mua đổ thổ cẩm của họ.
Du khách đến chợ tình Sa Pa không chỉ để xem con trai, con gái người H’Mông thổi khèn tìm bạn tình, múa hát mà còn để ngắm sương, mua hàng hóa thổ cẩm, ăn trứng gà nướng, lòng lợn nướng, bắp nướng nữa. Phiên chợ tình cũng là dịp để người H’Mông giao lưu văn hoá giữa các bản làng với nhau, để mua bán hàng hóa, trao đổi cung cách làm ăn, trồng lúa, trồng khoai, buôn bán.

Có thể bạn muốn biết tiếp về những bí ẩm của Sa Pa hãy Clip vào bên dưới này về
1-Điểm Yên Tĩnh Cần Đến Nhất Khi Bạn Đi Du Lịch Sa Pa Với Vợ or Người Yêu
2-Du Lịch Công Viên Bờ Hồ Sa Pa_Nơi Được Nhiều Du Khách Đến Nhiều Nhấ