Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Dân Tộc Mông xã Sử Pán_Huyện Sa Pa| Du Lịch Sa Pa

Cũng giống như người Mông ở các vùng miền khác trong tỉnh, người Mông ở Sa Pa chủ yếu sinh sống trên các sườn núi cao cho nên nhà ở của đồng bào luôn được thiết kế với cấu trúc phù hợp với địa hình phức tạp, với môi trường sống, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt.

Sử Pán là một xã vùng cao của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm thị trấn 15 km vềphía Tây Nam đây là nơi cư trú của 3 dân tộc, bao gồm người Mông, Kinh, Dao,trong đó người Mông chiếm 98% còn lại là các dân tộc khác. Do tập tục sống thành từng bản tập trung đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn giữ được các nét văn hóa cổ truyền đặc sắc riêng có. Trong đó phải kể đến kiến trúc ngôi nhà Mông truyền thống.

Nhà ở của đồng bào luôn được thiết kế với cấu trúc phù hợp với địa hình phức tạp, với môi trường sống, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Từ quan niệm sống, môi trường đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc ngôi nhà của người Mông. Cũng vì vậy mà trên những bản người Mông cư trú, hầu hết các ngôi nhà truyền thống của đồng bào đều thống nhất theo một khuôn mẫu kiến trúc.

Nhà truyền thống của dân tộc Mông được làm chỉ với môt kiểu dáng và kiến trúc như nhau cả,dù là những nơi bằng phẳng hay là dốc thì hình dáng đó vẫn không thay đổi
Đầu tiên là phần nền nhà: tùy vào sự lựa chọn và điều kiện của mỗi nhà ,người Mông họ làm diện tích to nhỏ khác nhau thường chiều dài là 15-17m chiều rộng 8-10m
Vật liệu là hoàn toàn bằng gỗ xịn như (pơmu,và một số loại cây quý hiến khác) hoặc tre trúc to và cứng (đôi với một số hộ vừa tách ra khỏi gia đình,và họ chỉ làm nhà nhỏ nhưng vẫn đủ 3 gian)Bao gồm 12 cột chính và nhiều cột phụ khác.

Đối với người Mông làm nhà, dựng cửa được coi là một việc hệ trọng trong đời sống nên đồng bào rất chú trọng đến yếu tố “cung – mệnh”. Trước khi làm gia chủ phải xem tuổi để tính ngày, tháng, năm rồi mới làm. Ngoài ra, người Mông còn để ý đến phong thủy. Khi làm nhà đồng bào phải chọn nơi đất tốt để san nền, kê móng và dựng nhà. Đồng bào xác định một mảnh đất tốt bằng cách đào 3 hố sâu khoảng 40 – 50 cm tại điểm sẽ đặt làm nhà và mỗi hố đặt 3 hạt gạo được bóc mới, không bị nát, không bị gẫy để vào đó rồi ốp một chiếc bát lành lên trên vào lúc 19 giờ. Sáng hôm sau đến lật bát lên mà những hạt gạo để trong hố đều nguyên vẹn thì coi như thổ đất đó tốt.

Khung nhà ở của đồng bào cũng được tính toán tỉ mỉ và thường được làm bằng những cây tre già và cây gỗ tốt có độ cứng, chịu được sâu mọt. Đối với bốn cây cột cái ở giữa và cây đòn nóc, người Mông coi đó là những cây chủ đạo thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây gỗ rừng không bị sâu, không bị cụt ngọn… Đòn nóc và bốn cây cột này còn có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh, cùng đó là cửa chính ra vào nên phải chọn gỗ tốt để làm. Cửa trong ngôi nhà của người Mông thường được mở ở phía trong, then cửa cũng được làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, vì người Mông quan niệm rằng then cửa là chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà.

Điểm độc đáo nhất của nhà truyền thống dân tộc Mông xã Sử Pán đó là đồng bào không dùng con sỏ (một dụng cụ để chốt các điểm kết nối kèo và cột) mà hoàn toàn dùng dây để buộc. Hơn nữa dù to hay nhỏ nhà đều phải có đủ 3 gian và tối thiểu một ngôi nhà ít nhất phải có đủ 2 cửa, trong đó có một cửa chính và một cửa phụ. Cửa chính được bố trí ở gian giữa nhà, cửa phụ được để ở mặt đầu nhà, tùy thuộc vào đầu nhà nào đi ra đường thuận lợi thì sẽ để cửa phụ ở đầu nhà đó. Còn với ba gian nhà thì được sắp xếp theo thứ tự gian đầu, gian giữa và gian cuối. Trong đó, gian đầu ở bên trái hay bên phải là tùy thuộc vào từng dòng họ nhưng bao giờ gian đầu cũng được dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ, gian cuối dùng để đặt bếp sưởi và giường khách, gian giữa là gian có diện tích rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi để tiếp khách, ăn uống của gia đình.

Cùng với việc làm nhà, đồng bào còn làm thêm chuồng trại gia súc, gia cầm. Thông thường chuồng gia súc, gia cầm được bố trí chếch sang một bên góc nhà, tùy thuộc vào chiều gió thổi để tránh ô nhiễm không khí, môi trường sống của gia đình.

Người Mông thường làm nhà quay lưng về hướng bắc (dựa vào núi) và để cửa quay ra hướng nam (quay về xuôi) hướng có gió thoáng mát.

Du khách đến với xã Sử Pán, huyện Sa Pa sẽ  được ngắm những thưởng ruộng bậc thang màu vàng kéo dài từ trên đỉnh núi xuống dưới chân núi và sẽ thấy được vẻ đẹp những ngôi nhà truyền thống xinh xắn của người Mông.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s